Kinh nghiệm mở xưởng may đồng phục bước đầu khởi nghiệp

Kinh doanh thời trang đồng phục luôn là một trong những lĩnh vực rất sôi động tại thị trường Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu mở xưởng may đồng phục trong vài năm trở lại đây đang là xu hướng được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để bắt đầu vào kinh doanh thì chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Nếu không có lộ trình, mục tiêu hay bước đi dài hạn sẽ dễ dẫn đến việc chán nản, mất đi phương hướng và trầm trọng là phá sản, thua lỗ. Do đó để giúp quá trình gây dựng sự nghiệp bớt đi phần nào khó khăn, mà trong bài viết dưới đây Hải Anh sẽ cùng chia sẻ một số các kinh nghiệm xoay quanh vấn đề mở xưởng may cho khách hàng có thể tham khảo và lưu ý.

1. Xác định loại hình kinh doanh trước khi thành lập xưởng may

Khi quyết định mở xưởng may quần áo hay mở xưởng may đồng phục bước đầu tiên không thể thiếu là xác định loại hình kinh doanh phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn có được quy trình mở xưởng may hiệu quả và bền vững, dựa trên những kinh nghiệm mở xưởng may tích lũy được. Việc tìm hiểu kỹ về loại hình kinh doanh này sẽ giúp bạn lựa chọn được nguồn vốn, đào tạo nhân lực, lựa chọn thiết bị và nguyên vật liệu phù hợp, xây dựng quy trình sản xuất, tiếp thị và quản lý doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả. Vì vậy, hãy đặt sự chú ý vào việc xác định loại hình kinh doanh trước khi thành lập xưởng may, để đạt được mục tiêu thành lập xưởng may thành công. Nên dựa vào quy mô và lộ trình phát triển để tìm ra loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Sau đó cũng hãy nhớ để lập xưởng may uy tín chính là đăng ký hình thức kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật

1.1 Hình thức hộ kinh doanh cá thể mở xưởng may đồng phục

Loại hình hộ kinh doanh cá thể hay được biết đến loại hình kinh tế đơn giản nhất. Bởi lẽ đây là hình thức kinh doanh không có tư cách pháp nhân và sẽ tự chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động, tài sản của mình.

Do đó tránh được các thủ tục rườm rà, không phải khai thuế quan hàng tháng, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản. Phù hợp với những đối tượng có ý định mở xưởng kinh doanh quy mô nhỏ, vốn ít.

Theo đó, với hình thức hộ kinh doanh cá thể còn cần đáp ứng một số các quy định riêng như bị hạn chế số lượng lao động (không quá 10 người), chỉ được mở duy nhất ở một địa điểm và không thể mở thêm bất cứ một cơ sở hay đơn vị phụ trợ nào khác.

Dù các bước đăng ký sẽ đơn giản hơn nhưng lại khá khó khăn trong quá trình xây dựng niềm tin và tạo dựng tên tuổi đối với khách hàng trong thời gian đầu.

Xác định quy mô muốn thực hiện kinh doanh
Xác định quy mô muốn thực hiện kinh doanh

1.2 mở xưởng may quần áo : Kinh doanh theo mô hình công ty

Đối với mô hình kinh doanh theo công ty công ty, doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân, không bị giới hạn quy mô hay số lượng nhân viên. Ngoài ra, cũng dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất, có thể mở thêm chi nhánh, địa chỉ phân phối, văn phòng đại diện ở nhiều nơi.

Được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giúp cho việc kinh doanh trở nên phát triển và xây dựng được lộ trình cho tương lai dài hạn hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức kinh doanh theo mô hình công ty là khá khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát nếu sở hữu quy mô công ty lớn.

Chế độ chứng từ, kiểm toán sẽ phức tạp và nhiều khoản thuế phải đóng hơn như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân,… Đi kèm với đó là nhiều thủ tục, nhiều văn bản ký kết quan trọng cần quản lý và giải quyết.

2. Những kinh nghiệm mở xưởng may quần áo đồng phục

Sau khi xác định và đăng ký được mô hình kinh doanh thì bước tiếp theo chính là liệt kê các nhân tố ảnh hưởng. Mỗi nhân tố đều sẽ có sự liên quan trực tiếp tới quá trình vận hành và hoạt động kinh doanh mở xưởng may quần áo. Vậy nên cần chú ý một số các kinh nghiệm sau đây để việc định hướng quy trình mở xưởng may phát triển trở nên cụ thể và rõ ràng hơn.

2.1 Nguồn cung ứng nguyên liệu uy tín, đảm bảo

Nguồn nguyên liệu đầu vào luôn là một yếu tố quan trọng đối với các xưởng may đồng phục, nhất là đối với xưởng may mới. Chúng là thước đo để đánh giá chất lượng sản phẩm và độ uy tín của doanh nghiệp.

Nên nhập những mặt hàng rõ nguồn gốc, xuất xứ từ các tên tuổi uy tín trên thị trường. Vừa giúp tạo lợi thế cạnh tranh vừa duy trì được sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Cần ký hợp đồng cung ứng dài hạn, có các điều khoản được liệt kê rõ ràng để được bảo vệ quyền lợi nếu như xảy ra các tình huống không mong muốn. Có thể tham khảo nhiều nơi để tìm ra đơn vị cung ứng ổn định và phù hợp với các điều kiện về chất lượng, số lượng, thời gian và giá cả.

Đảm bảo có nguồn cung cấp nguyên liệu tốt
Đảm bảo có nguồn cung cấp nguyên liệu tốt

2.2 Chọn mặt bằng đầu tư ổn định, lâu dài mở xưởng may đồng phục

Việc lựa chọn mặt bằng xưởng may sẽ được dựa vào quy mô hoạt động và quy trình thiết kế. Theo đó, một mặt bằng thích hợp sẽ phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về không gian, sự tiện lợi cho việc giao hàng, vận chuyển. Không những thế còn phải dễ dàng cho quá trình kiểm tra, rà soát, chứa đủ các trang thiết bị máy móc và có kho lưu trữ, cất hàng.

Về quy trình thiết kế cần đảm bảo các khâu vận hành được sắp xếp theo trình tự khoa học, kho chứa nguyên liệu và kho chứa thành phẩm nên bố trí ở nơi dễ lấy, thuận tiện cho quá trình vận chuyển.

Hơn hết cần đảm bảo an toàn cho đội ngũ lao động, chống cháy, nổ. Không đặt xưởng ở những nơi tập trung dân cư đông đúc, bên trong nhà xưởng cần thoáng khí và có ánh sáng tự nhiên.

2.3 Tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực lành nghề, có chuyên môn

Đối với đội ngũ nhân viên, cần tuyển chọn những người đã có kinh nghiệm trong nghề để hạn chế tối đa các tình trạng sai sót. Một đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp gia tăng năng suất lao động, cung cấp được những mặt hàng chất lượng ra thị trường.

Từ đó, thu hút nguồn khách hàng và bồi đắp được uy tín doanh nghiệp. Dù có quy mô lớn hay nhỏ thì việc sở hữu một đội ngũ nhân viên tài năng vẫn luôn là điều vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ mức lương, chế độ đãi ngộ, các quyền lợi cũng như những trách nhiệm đi kèm cho từng vị trí. Nhằm mục đích tạo nên mối quan hệ gắn kết, môi trường bình đẳng, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài.

Lấy tay nghề nhân viên làm bàn đạp phát triển
Lấy tay nghề nhân viên làm bàn đạp phát triển

2.4 Đầu tư máy móc, công nghệ vào sản xuất

Máy móc công nghệ là một yếu tố không thể thiếu khi mong muốn mở một xưởng may. Các loại máy móc cần thiết cơ bản nhất bao gồm máy may, máy cắt, máy dập, vắt sổ,…cùng các trang thiết bị như bàn ghế, quạt, đèn.

Tùy vào nguồn vốn và số lượng máy móc mà người chủ doanh nghiệp sẽ tìm được loại máy phù hợp. Ngoài ra, khi chọn lựa cũng nên tham khảo nhiều nơi bán để tìm được mức giá tốt nhất. 

Ngoài ra, nếu trong trường hợp mua lại máy cũ đã qua sử dụng tại các xưởng sản xuất thì nên kiểm tra chất lượng kỹ càng để chắc chắn máy có thể hoạt động bình thường. Đây cũng là một phương thức giúp tiết kiệm chi phí nếu có nguồn vốn ít.

2.5 Sử dụng và xoay vòng vốn hợp lý: kinh nghiệm mở xưởng may cần có

Trước khi sẵn sàng bắt tay vào thực hiện hóa một ý tưởng kinh doanh thì việc đầu tiên phải chuẩn bị đủ số vốn sử dụng. Vốn được chia thành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó, vốn cố định là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào tài sản cố định cho các xưởng sản xuất kinh doanh.

Có thể kể đến như máy móc, nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận chuyển, đăng ký thương hiệu, bản quyền. Còn vốn lưu động là việc đầu tư để hình thành các tài sản lưu động, là thước đo để duy trì quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của xưởng may như tiền lương nhân viên, tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán các khoản nợ,..

Theo đó, cần lập danh sách cụ thể các khoản thu-chi sử dụng nguồn vốn để điều tiết quá trình vận hành doanh nghiệp. Đồng thời, có cái nhìn rõ ràng hơn về các khoản lãi, lỗ, tình hình kinh doanh, độ khả thi của dự án nhằm tạo nên bước đệm để duy trì và sửa đổi.

2.6 Đầu tư hệ thống quản lý, kiểm soát quy trình chất lượng

Để duy trì một hệ thống vận hành trơn tru cần có một quy trình quản lý hiệu quả. Ở những ngày đầu thành lập nếu không có kinh nghiệm quản lý, chủ doanh nghiệp có thể thuê bên ngoài để không bị tốn quá nhiều thời gian hay công sức.

Một quy trình quản lý chất lượng đúng nghĩa sẽ cần đảm bảo về 4 bước là hoạch định chất lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải biến chất lượng. Từng khâu đều được nghiên cứu chi tiết để đưa ra được các biện pháp quản lý phù hợp.

Từ nghiên cứu thị trường, khách hàng, đánh giá hệ thống cho đến kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, so sánh tính năng hiệu quả. Quy trình quản lý càng nghiêm ngặt thì sẽ càng giảm được rủi ro hàng hóa kém chất lượng, giúp duy trì nguồn khách hàng và nâng tâm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

GIám sát tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm
GIám sát tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm

2.7 Đa dạng hóa nguồn dịch vụ, sản phẩm mở xưởng may đồng phục

Đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm cũng là một cách thức hiệu quả để khách hàng biết đến xưởng may nhiều hơn. Ngoài việc may đo quần áo đồng phục thông thường thì có thể mở thêm dịch vụ tư vấn, thiết kế theo yêu cầu, dịch vụ in ấn, thêu dệt, dịch vụ may gấp, lấy đơn trong ngày.

Qua đó, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng và tiếp cận được nhiều đối tượng người tiêu dùng. Sau này khi doanh nghiệp phát triển hơn, có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

Không chỉ đơn thuần là cung cấp những sản phẩm đồng phục mà còn có thể sản xuất, may mặc đa dạng các ngành hàng thời trang, từ nam giới, nữ giới cho đến trẻ em. Nên hướng theo tính linh hoạt để các sản phẩm trở nên phong phú và độc đáo hơn.

2.8 Tìm thêm đối tác đầu tư để mở xưởng may quần áo

Trong hoạt động kinh doanh việc tìm được một đối tác kết hợp là điều vô cùng có lợi. Vừa giúp dự án có thêm tài chính vừa có thêm đối tượng để san sẻ, gánh vác khi gặp phải các rủi ro không đáng có. Thế nhưng, nếu có thêm đối tác đồng nghĩa với việc nguồn thu sẽ trở nên ít hơn, dễ bị mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm nếu không tìm được đối tác ăn ý.

Mặt khác, phải phân chia công việc một cách cụ thể và rõ ràng, các bên đều phải nắm rõ trách nhiệm của bản thân. Khi có các vấn đề xảy ra cần cùng nhau tìm hướng giải quyết thay vì đổ lỗi và trách cứ. Mang lại các lợi ích cho đôi bên để tạo nên sự bình đẳng trong mối quan hệ hợp tác.

Trên đây là những kinh nghiệm và các vấn đề xung quanh việc kinh nghiệm mở xưởng may đồng phục mà Hải Anh muốn chia sẻ đến với khách hàng. Ngoài các thông tin trong bài, quý khách còn cần tham khảo và tiếp thu thêm nhiều kiến thức của những người đi trước. Từ đó, rút ra các ưu nhược điểm để phát huy cũng như khắc phục khi áp dụng vào quá trình kinh doanh của riêng mình. 

Đánh giá bài viết
Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận