Vải Cotton Là Gì – Đặc Tính Nổi Trội Của Vải Thun Cotton

Vải cotton là loại vải có độ phổ biến cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, nội thất,… Với thành phần chính là sợi bông tự nhiên, chất liệu cotton được đánh giá cao bởi hiệu quả thoáng khí, thấm hút tốt, chống mài mòn và khả năng bám màu tốt.

Tham khảo

Vậy cụ thể, vải thun cotton có những ưu và nhược điểm gì? Vệ sinh trang phải vải cotton như thế nào? Nếu bạn chưa biết, vậy hãy cùng Đồng phục Hải Anh khám phá ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Vải cotton là gì? Được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Vải cotton là gì? Được ứng dụng như thế nào trong đời sống?

Nội Dung Chính

1. Tìm hiểu thông tin về vải cotton

1.1. Vải cotton là gì

Cotton là sợi vải sẽ được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông cùng các chất hóa học. Vải khi được sử dụng có nhiều ưu điểm như thấm hút mồ hôi, có độ thông thoáng, chống mài mòn, chống được sự xâm nhập của những vết bẩn cùng nấm mốc.

Với nguyên liệu sản xuất dồi dào, sẵn có từ thiên nhiên, cotton được con người ứng dụng nhiều trong ngành may mặc. Những sản phẩm chủ yếu được làm từ chất liệu này phải kể đến như quần áo, chăn, gối, khăn… Bên cạnh đó cotton là loại vải còn góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ngày nay.

Cận cảnh chất liệu vải cotton
Cận cảnh chất liệu vải cotton

1.2. Lịch sử và nguồn gốc của chất liệu cotton

Bản chất vải cotton được dệt từ các sợi bông trong tự nhiên và xuất hiện tương đối sớm. Các bằng chứng lịch sự đã cho thấy, dòng vải cotton bắt đầu xuất hiện tại Mehrgarh và Rakhigarhi của Ấn Độ vào khảng niên đại 5000 năm trước Công nguyên. 

Giai đoạn năm 3300 – 1300 TCN, khi nền văn minh Thung Lũng Indus trải dài khắp các tiểu lục địa của Ấn Độ cũng được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nghề trồng cây bông. Từ đó cung cấp một sản lượng lớn nguyên liệu cho việc dệt may quần áo, đồ dùng trong nhà.

Kể từ những ngày đầu trông bông và dệt thành vải, chất liệu này đã được đánh giá cá nhờ khả năng thoáng khi, mềm và nhẹ. Vải cotton cũng cực kỳ mềm mại, có khả năng giữ nhiệt tốt, độ bền cao và lành tính với da. 

Hiện nay, khi công nghệ máy móc phát triển, ngành dệt may cũng có những sự thay đổi rõ rệt. Người ra đã sử dụng sợi bông pha trộn cùng nhiều loại sợi nhân tạo và xử lý hóa chất, tạo ra chất liệu cotton với nhiều ưu điểm nổi trội.

Chất liệu cotton tự nhiên xuất hiện từ khá sớm và nhanh chóng phổ biến
Chất liệu cotton tự nhiên xuất hiện từ khá sớm và nhanh chóng phổ biến

2. Quá trình sản xuất vải cotton

Vải cotton là lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhằm mục đích mang lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi mặc. Tuy nhiên để có được những tấm vải đẹp, màu sắc nổi bật sẽ cần phải trải qua những công đoạn khác nhau.

2.1 Thu hoạch xơ bông

Thời gian để thua hoạch xơ bông sẽ diễn ra vào tháng 11- 12 trong năm. Quá trình này sẽ được chia làm ba đợt:

– Đợt 1 sẽ thu hoạch những quả ở dưới gốc đã nở.

– Đợt 2 tiếp tục thực hiện thu quả bông sau 1-15 ngày. Lần này những nông dân sẽ hái bông ở phần thân trên của cây.

– Đợt 3 sẽ thu hoạch toàn bộ bông ở ngọn cây. Sau khi hoàn tất các đợt sẽ bắt tay vào phân loại chất lượng quả. Những xơ bông đạt chất lượng sẽ được phơi khô và để ở vị trí thoáng mát để không lẫn các tạp chất khác.

2.2 Tinh chế xơ bông

Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nên những tấm vải cotton. Khi thực hiện bước này các tạp chất có trong xơ sẽ được loại bỏ, làm sạch hoàn toàn. Xơ sẽ được chuyển đến nhà máy tinh chế và xé ra để giúp tách xơ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng xơ đơn.

2.3 Kéo sợi

Sau khi đã thực hiện tinh chế xơ bông sẽ ở dạng lỏng. Lúc này sẽ được hòa tan cùng dụng dịch và tạo thành hỗn hợp để kéo sợi và ép qua các lỗ nhỏ để tạo thành các sợi cotton.

Quá trình kéo sợi chuyên nghiệp
Quá trình kéo sợi chuyên nghiệp

2.4 Dệt vải

Giai đoạn 4 sẽ thực hiện xử lý hóa học các sợi cotton, sợ ngang cùng sợ dọc sẽ được dệt và tạo thành các tấm vải. Trong quá trình này những tấm vải sẽ được làm bóng để sợi cotton được trương nở và tăng khả năng thấm nước cũng như bắt màu tốt hơn khi nhuộm. Tiếp theo bước này người thợ dệt sẽ tẩy trắng vải để làm mất màu tự nhiên vốn có của vải.

2.5 Nhuộm vải

Nhuộm vải sẽ là quá trình cuối cùng để hoàn tất. Sợi vải sẽ được xưởng sản xuất xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch cùng chất phụ gia hữu cơ để làm cho tấm vải bắt màu.

Dây chuyền nhuộm vải
Dây chuyền nhuộm vải

3. Các loại vải cotton chủ yếu trên thị trường

Để đáp ứng nhu cầu của người dùng và tạo nên sự đa dạng về chất liệu, vải cotton được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Với mỗi chất liệu cotton sẽ có thành phần và những đặc tính riêng biệt. Nhưng nhìn chung, vải cotton được chia thành hai nhóm chính là cotton tự nhiên và cotton hỗn hợp. Cụ thể như sau:

3.1. Cotton 100%

Cotton tự nhiên 100% sẽ được làm từ quả bông, vì thế khi mang trên người dù bạn có vận động đổ nhiều mồ hôi cũng sẽ giúp thấm hút nhanh, thông thoáng, dễ chịu.

Áo polo đồng phục công ty 100% cotton
Áo polo đồng phục công ty 100% cotton

3.2. Vải cotton borip

Cotton borip được sản xuất 100% chất liệu cotton. Điểm khác biệt của cotton borip nằm ở phương pháp dệt. Khi nhìn vào bề mặt vải bạn có thể thấy các sợi sẽ đan xen nhau, vì thế thường loại chất liệu này sẽ có hoa văn và họa sắc đa dạng.

Vải Cotton Borip được dệt may theo kỹ thuật đặc biệt
Vải Cotton Borip được dệt may theo kỹ thuật đặc biệt

3.3. Vải cotton satin

Chất liệu cotton satin cũng được làm tự sợi bông tự nhiên và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên để phân biệt vải này bạn sẽ nhìn thấy mật độ sợ khoảng 300/ inch vuông, các sợi chỉ được se nhỏ lại vì thế mặt vải sẽ có độ mềm mại, bóng mịn vừa phải.

Cotton Satin có độ bóng mịn, mềm mại và tạo cảm giác êm ái khi tiếp xúc
Cotton Satin có độ bóng mịn, mềm mại và tạo cảm giác êm ái khi tiếp xúc

3.4. Vải cotton lụa

Cotton lụa sẽ được sản xuất kết hợp 50% sợi tơ tằm, 50% cotton tự nhiên nhằm mang đến cho người dùng cảm giác êm ái, mát mẻ.

Chất liệu cotton lụa có độ bóng đẹp, mềm mịn và nhẹ
Chất liệu cotton lụa có độ bóng đẹp, mềm mịn và nhẹ

3.5 Vải cotton gấm

Cotton gấm là loại vải được dệt hoạt tiết trên bề mặt vải. Chất liệu cotton gấm sẽ chỉ dùng một lớp cotton và các họa tiết để tạo nên kiểu dệt một điểm nhất định trên bề mặt vải. Nhờ đó khi nhìn vào mẫu trang phục dùng loại vải này bạn sẽ thấy hoa văn có hồn, chìm nổi đẹp mắt.

Cotton gấm gây ấn tượng bởi các họa tiết độc đáo, mới lạ
Cotton gấm gây ấn tượng bởi các họa tiết độc đáo, mới lạ

3.6. Vải cotton CVC

Đây là một dạng cotton tổng hợp được pha giữa sợi cotton tự nhiên và sợi polyester. Chất vải cotton CVC sẽ có tỷ lệ sợi bông cao hơn so với sợi poly.

Vải cotton CVC được đánh giá cao bởi độ dệt chặt chẽ, độ bền cao và khả năng bám màu hiệu quả. Với chất liệu này, người dùng có thể thoải mái máy giặt máy mà không lo vấn đề co rút và bai giãn sợi vải. Không chỉ vậy vậy, cotton CVC còn sở hữu bề mặt mềm mịn, lành tính nên phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm.

Chất liệu cotton CVC sở hữu bề mặt mềm mịn và độ bền cao
Chất liệu cotton CVC sở hữu bề mặt mềm mịn và độ bền cao

3.7. Vải cotton TC

Chất liệu cotton TC hay còn có tên gọi khác là Cotton 65/35. Con số này cũng thể hiện cho tỷ lệ pha phối giữa loại sợi cotton và polyester với tỷ lệ lần lượt là 35% và 65%. Ngoài ra, để tăng độ co giãn và mềm mại cho chất vải, người ta thường pha thêm một tỷ lệ nhỏ sợi spandex.

Bản chất Cotton TC vẫn là một dạng vải cotton tổng hợp nên vẫn sở hữu khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Ngoài ra, loại vải này có độ bền cao, luôn giữ được form dáng ban đầu sau nhiều lần giặt giũ. Bề mặt vải cũng không xuất hiện tình trạng xù lông, bai dão sau thời gian sử dụng. 

Vải cotton TC ít bị bai dão, xù lông trong quá trình sử dụng
Vải cotton TC ít bị bai dão, xù lông trong quá trình sử dụng

3.8. Vải thun cotton 2 chiều

Chất liệu thun cotton 2 chiều là loại vải cao cấp, chuyên dùng để may các mẫu áo đồng phục cổ tròn, áo thun, quần áo sơ sinh, trẻ em,… Vải thun cotton 2 chiều được sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi cotton và được dệt cách sợi với lượng sợi nhất định để cho ra cotton 2 chiều. Ưu điểm của dòng vải này đó là độ bền cao, thấm hút tốt, ít bị bai dão, chảy xệ theo thời gian. Đồng thời, vải còn có khả năng lên màu chuẩn đẹp, bắt màu tốt khi in ấn hoa văn, họa tiết lên trên bề mặt vải. 

Chất liệu cotton co giãn 2 chiều có khả năng co giãn tốt, ít bị biến dạng form dáng
Chất liệu cotton co giãn 2 chiều có khả năng co giãn tốt, ít bị biến dạng form dáng

3.9. Vải thun cotton 4 chiều cao cấp

Vải thun cotton 4 chiều có thành phần sợi bông chiếm từ 92 – 95% và còn lại là sợi spandex. Điều này giúp tăng độ co giãn, đàn hồi và khắc phục những hạn chế của các chất liệu cotton thông thường. Vải cotton 4 chiều cao cấp tạo cho người mặc giác mát mẻ, thông thoáng khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Chất liệu cotton 4 chiều cũng có khả năng bắt màu tốt, cho hình in sắc nét, đẹp mắt. 

Vải cotton co giãn 4 chiều có tính đàn hồi cao, khả năng thấm hút tốt
Vải cotton co giãn 4 chiều có tính đàn hồi cao, khả năng thấm hút tốt

Tham khảo

4. Ưu điểm nổi bật của dòng vải cotton

Chất liệu thun cotton được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực là bởi sở hữu nhiều đặc tính nổi trội như sau: 

4.1. Mềm mại và thoáng khí

Vải cotton có cấu trúc sợi vô cùng mềm mại, mang lại trải nghiệm êm ái và dễ chịu khi tiếp với da. Không chỉ vậy, với thành phần chính là sợi bông tự nhiên, cotton tạo cho người mặc cảm giác mát mẻ, thoáng khí, đặc biệt phù hợp để may trang phục mùa hè. 

Chất thun cotton tạo sự mềm mại, êm ái khi tiếp xúc với da
Chất thun cotton tạo sự mềm mại, êm ái khi tiếp xúc với da

4.2. Khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Vải thun cotton cao cấp mang lại hiệu quả thấm hút mồ hôi tốt, giúp cơ thể luôn duy trì ở trạng thái khô ráo, sạch sẽ. Điều này cũng giúp tạo sự thoải mái và ngăn ngừa hiện trạng tích mồ hôi quá mức, gây bức bí khó chịu. 

Áo thun cotton có hiệu quả thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí
Áo thun cotton có hiệu quả thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí

4.3. Dễ dàng chăm sóc và giữ màu tốt

Chất liệu cotton tự nhiên có tính chất dễ giặt, dễ bảo quản. Chúng cho phép bạn có thể thoải mái vệ sinh bằng nhiều phương pháp như giặt tay hay giặt máy nhờ khả năng chống co rút. Đồng thời, vải cotton cùng chịu được nhiệt độ cao cũng như các tác động của hóa chất tẩy rửa, giúp duy trì độ mới đẹp như khi mới sử dụng. 

Vải thun cotton dễ dàng chăm sóc và bảo quản
Vải thun cotton dễ dàng chăm sóc và bảo quản

4.4. Lành tính và an toàn với da

Vì chất liệu cotton là một loại vải hoàn toàn tự nhiên, ít có khả năng gây hại đến làn da và sức khỏe của người dùng. Mặt khác, quá trình sản xuất vải cotton cũng ít gây ô nhiễm môi trong, năng lượng tiêu thụ ít hơn nhiều so với các chất liệu tổng hợp khác, nên được đánh giá là chất liệu bền vững . 

Vải thun cotton lành tính nên phù hợp với cả trẻ nhỏ
Vải thun cotton lành tính nên phù hợp với cả trẻ nhỏ

4.5. Bền màu, khó phai

Chất liệu cotton có khả năng bám màu rất tốt, màu nhuộm lên vải đẹp, sáng và chuẩn màu. Ngoài ra, vải cotton cũng ít bị phai hay bạc màu trong quá trình giặt giũ và sử dụng. 

Chất liệu cotton có khả năng lên màu và bám màu tốt
Chất liệu cotton có khả năng lên màu và bám màu tốt

5. Nhược điểm của chất liệu thun cotton

Đối với vải cotton 100% sẽ có giá thành cao nhất, vì thế chất liệu này không được sử dụng phổ biến đối với tất cả mỗi người. Vì thế phần lớn trên thị trường sẽ sử dụng cotton pha sợi nhằm giúp vải mềm mại và giảm bớt giá thành.

Nhược điểm duy nhất của vải thun cotton là giá thành tương đối cao
Nhược điểm duy nhất của vải thun cotton là giá thành tương đối cao

6. Kinh nghiệm phân biệt các loại vải cotton chất lượng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải thun cotton khác nhau. Từng loại vải lại sở hữu những đặc tính, tính chất riêng biệt. Dưới đây, Đồng phục Hải Anh sẽ chia sẻ đến bạn những cách phân biệt vải cotton chất lượng chính xác nhất: 

6.1. Chạm và cảm nhận chất liệu

Cách đơn giản nhất để phân biệt và đánh giá chất lượng của các dòng vải cotton đó chính chạm tay trực tiếp lên bề mặt vải. Thông thường, những dòng vải 100% cotton hoặc có hàm lượng cotton cao sẽ có độ mềm, mịn và êm ái nhất định. Chất vải không bị rũ hay tạo cảm giác khô rát và đặc biệt là vải không lạnh. 

Vải cotton 100% cho cảm giác mềm mại, dễ chịu khi chạm vào
Vải cotton 100% cho cảm giác mềm mại, dễ chịu khi chạm vào

6.2. Kiểm tra độ dày của vải

Thực tế, định lượng vải của chất liệu cotton 100% dao động từ 230 – 250gsm. Trong khi đó, vải cotton TC, cotton CVC hay các loại cotton tổng hợp khác, định lượng vải chỉ khoảng 195 – 220gsm. Điều này chứng tỏ, các dòng vải cotton tự nhiên sẽ sở hữu độ dày dặn, chắc chắn hơn hẳn so với những loại vải cotton tổng hợp, cotton pha trộn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể dựa vào cảm nhận khi sờ chất vải để đánh giá độ dày và lựa chọn loại vải cotton phù hợp. 

6.3. Kiểm tra độ bền màu của vải

So với các dòng vải cotton tự nhiên, vải cotton tổng hợp thường có độ bám và bền màu cao hơn hẳn. Sở dĩ nói như vậy là bởi, trong thành phần của vải cotton tổng hợp có chứa các thành phần như sợi poly, spandex có khả năng giữ màu hiệu quả. Nhờ đó, trang phục được may từ vải cotton pha trộn sẽ lên màu và giữ màu tốt sau nhiều lần giặt giũ. 

Hiệu quả giữ màu của vải cotton sẽ phụ thuộc vào thành phần sợi vải
Hiệu quả giữ màu của vải cotton sẽ phụ thuộc vào thành phần sợi vải

6.4. Kiểm tra tác dụng thấm hút

Về khả năng thấm hút, các chất liệu có thành phần cotton cao sẽ mang hiệu quả thấm hút cao hơn rất nhiều so với các loại vải pha trộn. Theo đó, khi tiến hành đổ nước lên trên bề mặt, vải cotton 100% sẽ nhanh chóng thấm hút và thấm đều toàn bộ. Ngược lại, vải có thành phần cotton thấp thì khả năng thấm hút các tốt, thậm chí để lại vệt đọng nước nhẹ. 

6.5. Cân nhắc đốt thử vải mẫu

Thêm một cách nữa để đánh giá chất lượng của các loại vải cotton đó chính cân nhắc đốt thử vải mẫu. Khi đốt, vải cotton tự nhiên sẽ cho ngọn lửa hồng, khói xám và không để lại nhựa, chất vải đốt khá nhanh và mùi cháy như giấy hay gỗ. Trong khi đó, những loại vải cotton tổng hợp lại chạy chậm hơn, khói xám đặc hoặc đen, có mùi khét và có thể để lại những cục nhựa sau khi cháy hết. 

Thử đốt mẫu vải để đánh giá chất lượng vải cotton
Thử đốt mẫu vải để đánh giá chất lượng vải cotton

7. Những trang phục thường sử dụng vải cotton

Trang phục cotton thường tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đi kèm với đó việc khoác lên mình những mẫu trang phục đẹp còn giúp tự tin hơn. Vậy thị trường sẽ thường ứng dụng làm những loại trang phục nào?

7.1 Áo thun chất vải cotton

Phần lớn mỗi người chúng ta khi nhắc đến vải cotton sẽ nghĩ ngay đến những chiếc áo thun mỏng nhẹ, co giãn tốt. Quả đúng không sai, với chất liệu đặc biệt, có sự co giãn vì thế nhiều hãng thời trang sẽ áp dụng tạo nên những mẫu áo thun đẹp, nhẹ nhàng cho cả nam và nữ. Không quá cầu kỳ tuy nhiên những thiết kế này lại tạo nên giá trị về tinh thần, kinh tế lớn.

Vải cotton làm áo phông nhẹ nhàng nhưng tinh tế
Vải cotton làm áo phông nhẹ nhàng nhưng tinh tế

7.2 Áo sơ mi vải cotton

Cotton là chất vải được đa số người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài việc tạo nên những chiếc áo thun nhẹ nhàng thì chất vải còn được dùng để tạo nên những chiếc áo sơ mi đẹp, thanh lịch.

Sơ mi đen chất liệu vải cotton pha sợi nam tính
Sơ mi đen chất liệu vải cotton pha sợi nam tính

7.3 Đồ bộ, váy cotton đẹp

Không khỏi ngạc nhiên khi vải cotton được các hãng thời trang ứng dụng may đồ bộ cho cánh mày râu lẫn phái đẹp. Sự thoải mái trong sử dụng, dễ dàng trong vận động, thấm hút mồ hôi tốt là điểm cộng mà chất liệu này đã chinh phục triệu con tim. Ngoài ra còn được sử dụng tạo nên những chiếc váy đẹp, thời trang.

Phong cách thời trang chất liệu cotton đem lại sự thoải mái
Phong cách thời trang chất liệu cotton đem lại sự thoải mái

7.4. Quần áo trẻ em

Làn da của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, nên chất liệu cotton sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để may quần áo, đồ dùng cho bé. Ngoài ra, vải bông còn có độ mềm mại, êm ái tạo sự dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với da, an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. 

Chất liệu cotton được ưa chuộng để may đồ dùng cho trẻ nhỏ
Chất liệu cotton được ưa chuộng để may đồ dùng cho trẻ nhỏ

7.5. Quần tây vải cotton lạnh

Chất liệu vải cotton lạnh có độ dày dặn và lên form dáng chuẩn nên được sử dụng để may các mẫu quần tây đồng phục cho dân công sở. Quần tây cotton lạnh cũng có hiệu quả thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn đàn hồi ổn định nên mang lại sự tự tin và thoải mái cho người mặc.

Quần tây cotton lạnh có khả năng lên form dáng chuẩn đẹp
Quần tây cotton lạnh có khả năng lên form dáng chuẩn đẹp

Tham khảo

8. Cách bảo quản và chăm sóc quần áo vải cotton cao cấp

8.1. Hướng dẫn giặt và là trang phải vải cotton

Việc giặt giũ và là ủi trang phục vải cotton đúng cách cùng là giải pháp hiệu quả giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm:

  • Không ngâm quần áo chất liệu cotton trong nước giặt hoặc xà phòng quá lâu sẽ làm vải bị phai màu hay bong tróc hình in, họa tiết.
  • Cần phân loại đồ cotton màu trắng để giặt riêng, việc giặt chung tất cả trang phục sẽ gây ra tình trạng phai màu lẫn nhau, làm hỏng quần áo.
  • Lựa chọn các loại nước giặt, bột giặt nhẹ dịu, không có chất tẩy rửa mạnh, tránh làm hỏng trang phục.
  • Khi phơi các sản phẩm vải cotton nên lựa chọn nơi khô ráo, thông thoáng và sạch sẽ, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời sẽ làm sợi vải bị co rút.
  • Điều chỉnh mức nhiệt phù hợp để là quần áo vải cotton, ưu tiên bàn là hơi nước để là phẳng trang phục. 
Hướng dẫn cách giặt và vệ sinh áo thun cotton đúng cách
Hướng dẫn cách giặt và vệ sinh áo thun cotton đúng cách

8.2. Cách bảo quản để giữ màu và độ bền chất liệu cotton

Bên cạnh việc giặt giũ đúng cách thì bảo quản trang phục vải cotton cũng ảnh hưởng rất nhiều đều độ bền và chất lượng của vải:

  • Trang phục vải thun cotton cần được bảo quản trong tủ quần áo hoặc kệ treo quần áo sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí.
  • Môi trường bảo quản ấm thấp, nhiều vi khuẩn, nấm mốc có thể gây ra các vết ố vàng kém thẩm mỹ trên quần áo.
  • Thường xuyên vệ sinh, làm sạch tủ quần áo và kiểm tra định kỳ chất lượng quần áo bảo quản. 
  • Đối với những mẫu áo thun cotton, bạn nên gấp gọn và cấp trong tủ quần áo. Việc treo áo thun trên móc trong thời gian dài có thể gây bai dão sợi vải, làm hỏng form trang phục.
Bảo quản trang phục thun cotton ở những nơi khô ráo, sạch sẽ
Bảo quản trang phục thun cotton ở những nơi khô ráo, sạch sẽ

8.3. Những điều cần tránh khi chăm sóc vải cotton

Sau đây là một số lỗi thường gặp trong quá trình giặt giũ và bảo quản trang phục vải thun cotton:

  • Giặt trang phục vải cotton với nước quá nóng: Nhiệt độ nước quá cao sẽ khiến chất liệu cotton dễ bị giãn sợi vải.
  • Chà mạnh khi giặt quần áo cotton: Tác động lực quá mạnh có thể khiến vải mau bị xù lông, bai dão gây hỏng form dáng.
  • Sử dụng nước giặt có nồng độ chất tẩy mạnh: Gây tình trạng xơ vải, bạc màu vải thêm chí là gây sờn, rách vải.
  • Không giặt thường xuyên: Vải bông cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên nếu để lâu sẽ gây ra các mùi hôi khó chịu.

9. Giá bán vải cotton trên thị trường hiện

Hiện nay thị trường cung cấp đa dạng vải khác nhau từ vải 4 chiều, 2 chiều và pha sợi. Chính vì điều này mà mỗi loại cũng sẽ có giá thành khác nhau giúp tiếp cận nhiều hơn với người sử dụng.

Cotton 4 chiều: trọng lượng vải 3m/kg, 3m2/kg, khổ 1m7

– Màu trắng tinh giá 133.000/kg

– Màu nhạt giá 137.000/kg

– Màu trung giá 140.000/kg

– Các màu đậm giá 150.000/kg

– Màu muối tiêu có giá 152.000/kg

Giá cotton 2 chiều: Trọng lượng từ 3m/kg, khổ 1m82

– Màu trắng giá 105.000/kg

– Màu nhạt giá 114.000/kg

– Màu trung giá 115.000/kg

– Màu đậm giá 120.000/kg

– Các màu đặc biệt hoặc yêu yêu cầu số lượng giá 130.000/kg

Áo thun đồng phục công sở 100% cotton
Áo thun đồng phục công sở 100% cotton

10. Các dòng vải cạnh tranh với vải cotton 100%

10.1. Vải tổng hợp

Khi ngành công nghệ dệt may các phát triển, càng ngày càng có thêm nhiều dòng vải tổng hợp, vải pha trộn mới được cho ra đời. Việc xuất hiện của vải tổng hợp cùng giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, tạo nên sự đa dạng trong ngành may mặc.

1. Ưu và nhược điểm của vải tổng hợp so với vải cotton

Ưu điểm:

So với vải cotton tự nhiên, vải tổng hợp có độ bền và chắc hơn hẳn. Đặc biệt, vải tổng hợp cùng ít bị xơ vữa hay xô lệch sợi vải sau nhiều lần giặt giũ, từ đó giúp tiết kiệm được công sức chăm sóc và bảo quản. Ngoài ra, vải cotton tổng hợp cùng có hiệu quả bám màu, độ co giãn tốt hơn nhiều so với chất vải tự nhiên, nên được nhiều người ưa chuộng.

Nhược điểm:

Các chất vải tổng hợp thường có khả năng thấm hút khá kém và không có độ mềm mại, êm ái như vải bông tự nhiên. Đồng thời, vải tổng hợp khó thoát hơi nên có thể tạo cảm giác bức bối, khó chịu trong những ngày trời nóng. 

So sánh vải cotton tổng hợp và chất liệu cotton tự nhiên
So sánh vải cotton tổng hợp và chất liệu cotton tự nhiên

2. Ảnh hưởng của vải tổng hợp với với thị trưởng vải cotton

Nhiều người cho rằng, việc xuất hiện các dòng vải tổng hợp sẽ dần thay thế cho các chất vải cotton tự nhiên. Theo các chuyên gia, quan điểm này đúng nhưng chưa thực sự đầy đủ. 

Các chất vải tổng hợp sở hữu những ưu điểm vượt trội, được pha trộn và gia công để cải thiện những điểm hạn chế của vải bông tự nhiên. Tuy nhiên, vải tổng hợp cũng tồn tại khá nhiều nhược điểm và khó có thể thay thế hoàn toàn cho chất liệu cotton 100%. 

Hơn nữa, quá trình sản xuất vải cotton tổng hợp cũng đang để lại khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống như hiện nay, các chất liệu bền vững như cotton vẫn được ưa chuộng hơn cả. 

10.2. Vải Linen và Silk

Linen và Silk là hai chất liệu có thành phần tự nhiên nên các đặc tính vải có phần tương tự với cotton. Đây cũng là chất liệu được ưa chuộng để may các dòng áo sơ mi, đồng phục công sở.

1. Sự thay đổi trong ưa chuộng của người tiêu dùng

Chất liệu Linen và Silk được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang, đặc biệt là thời trang sở. Bởi lẽ, hai chất liệu này mang lại vẻ đẹp sang trọng, lịch thiệp và quý phái cho người mặc. Chất liệu lanh và lụa cũng được sản xuất từ thành phần tự nhiên nên an toàn tuyệt đối với làn da, không gây kích ứng. Chất vải mềm mỏng, nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt, khả năng lên form dáng chuẩn và có hiệu ứng màu đẹp mắt. 

2. So sánh với vải cotton

Về cơ bản, cả ba chất liệu cotton, Linen và Silk đều là vải tự nhiên nên các đặc tính vải sẽ khá giống nhau. Tuy nhiên, vải cotton nổi trội hơn hẳn về độ bền, khả năng co giãn và giữ form dáng chuẩn. Hơn nữa, vải lanh và lụa khá mỏng và mềm nhẹ nên việc vệ sinh, chăm sóc và bảo quản cũng tốn nhiều công sức hơn.

Đánh giá chất lượng chất liệu tự nhiên cotton, sile và linen
Đánh giá chất lượng chất liệu tự nhiên cotton, sile và linen

11. Địa chỉ xưởng may áo thun vải cotton cao cấp chất lượng hàng đầu – Đồng phục Hải Anh

Đồng phục Hải Anh tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đồng phục công ty, đồng phục công sở. Với gần 15 năm kinh nghiệm trong nghề, Hải Anh đã và đang cung cấp các giải pháp đồng phục đến với hàng trăm nghìn khách hàng, tiêu biểu phải kể đến những doanh nghiệp lớn như Vietcombank, VTV, FPT, Cenland, Circle K,… 

Một trong những lợi thế lớn nhất của Đồng phục Hải Anh đó chính là hệ thống xưởng sản xuất quy mô lớn. Tại đây được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất và công nghệ in ấn tiên tiến. Cùng với đó là đội ngũ nhân viên thợ may có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, luôn chỉn chu và tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ nhất. Bằng sự uy tín của mình, Đồng phục Hải Anh cam kết sẽ đem đến tay khách hàng những thiết kế áo thun, áo sơ mi công sở cao cấp, chất lượng với mức giá cạnh tranh nhất. 

Đồng phục Hải Anh tiên phong xu hướng trong lĩnh vực đồng phục công sở
Đồng phục Hải Anh tiên phong xu hướng trong lĩnh vực đồng phục công sở

Tổng kết

Vải cotton được sử dụng như một món quà về tinh thần cũng như sức khỏe. Khi khoác trên mình thiết kế đẹp cùng chất liệu dễ chịu, thoáng mát sẽ giúp mỗi người tự tin và tỏa sáng hơn. Vừa rồi là thông tin chi tiết về cotton Hải Anh gửi đến quý bạn đọc. Ngoài ra, nếu quý khách hàng quan tâm đến các sản phẩm đồng phục cao cấp, chất lượng, vui lòng nhấc máy và liên hệ với Đồng phục Hải Anh qua số hotline 0886 268 268 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá bài viết
Để lại một bình luận